5 Điều giúp bạn xin được visa du học Anh ngay lần đầu

  • Trước hết, hãy chuẩn bị một bộ hồ đầy đủ theo yêu cầu của đại sứ quán, phù hợp với từng hoàn cảnh và khoá học của các bạn.
  • Thứ hai, coi cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện, đầu tiên bạn nên cho họ thấy là bạn sẽ có một cuộc nói chuyện hấp dẫn đấy bằng cái vẻ bề ngoài của mình. Hãy quan tâm đến vẻ bề ngoài một chút: đầu tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, đủ lịch sự. Bí quyết là hãy mỉm cười và cho họ thấy mình là người thân thiện với một vài câu hỏi hay.
  • Thứ ba, có một sai lầm cho các bạn du học sinh là khi có những câu hỏi phủ định: Tiếng anh của bạn chưa đủ tốt thế này làm sao học được tại Anh? Đừng cuống. Hãy nói với họ rằng, tiếng Anh của tôi chưa đủ tốt, vì vậy tôi mới đăng ký khoá học tiếng Anh ngắn hạn trước khoá học chính khoá, với môi trường học tốt như vậy cùng với sự chăm chỉ, cầu tiến của tôi, chắc chắn tôi sẽ đáp ứng tốt khoá học của mình.
  • Thứ tư, nếu không nghe rõ bạn nên hỏi lại. Đừng ngại hỏi, vì chỉ có như vậy bạn mới trả lời đúng câu hỏi.
  • Thứ năm, nội dung cuộc nói chuyện đương nhiên sẽ do người phỏng vấn định đoạt, mới đầu sẽ là như thế và đôi khi nên tự cho mình trở thành người phỏng vấn nhưng sau đó thì chưa chắc, nếu bạn có thể chuyển hướng chủ đề thì bạn chắc chắn có visa 100%.
  • Cuối cùng, điều gây trở ngại lớn nhất cho các bạn xin visa chính là sự nghi ngờ của nhân viên phỏng vấn đối với việc bạn sang đó có du học thực sự không, có trở về Việt Nam không. Hãy xây dựng một chương trình học tập và làm việc chặt chẽ và logic, hãy cho họ thấy rằng đất nước của bạn tốt thật, đẹp thật và giàu thật đấy nhưng tôi sẽ trở về Việt Nam, với những lý do hết sức thuyết phục của mình.

Hướng dẫn trả lời 10 câu hỏi thường gặp nhất khi xin visa du học Anh

1.Tại sao bạn lại chọn học ở Anh mà không học trong nước hay nước khác?

Bạn nên nhấn mạnh đến chất lượng đào tạo giáo dục ở Anh và xếp hạng của nó trên thế giới. Nếu chuyên ngành học của bạn không có ở trong nước (như học vẽ truyện tranh chẳng hạn) thì bạn nên trình bày rõ ràng. Còn nếu trong nước có đào tạo chuyên ngành đó, hãy nhấn mạnh đến sự khác biệt về chất lượng giáo dục và cấu trúc khóa học ở Việt Nam và Anh. Cần nhất là bạn phải thuyết phục người phỏng vấn rằng khóa học ở Anh sẽ làm tăng giá trị hồ sơ của bạn. Nếu có thể dẫn ra những nghiên cứu về ngành học của bạn thì càng tốt.

“Nước Anh luôn là trung tâm giáo dục xuất sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực … (ngành bạn muốn theo học) và cung cấp nền giáo dục chất lượng, đề cao việc thu nhận kiến thức bằng thực hành, vì vậy đây rõ ràng là một lựa chọn hợp lý.

2.Tại sao bạn lại chọn trường đại học này và bạn đã tìm thấy nó như thế nào?

Để chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn có thể vào trang web của trường mà bạn chọn, ghi những thông tin về trường, đặc biệt những thông tin về xếp hạng của trường trên thế giới, các cơ sở nghiên cứu, thông tin giảng viên,… và trình bày những hiểu biết của bạn về trường (có tiện ích gì cho sinh viên theo học, cơ sở vật chất, chế độ học bổng,…)

Câu trả lời có thể như sau: “Trường Đại học này xếp hạng cao nhất trong lĩnh vực mà tôi đang có ý định theo học. Tôi được biết về trường này khi đang tìm thông tin trên mạng và đã truy cập vào trang web chính thức của trường để tìm hiểu thông tin và tôi thật sự ấn tượng bởi thông tin về các khoa chuyên ngành và chương trình đào tạo. Nó gần như giống với những gì tôi mong muốn được học.”

3.Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này? Nó có liên quan đến ngành học của bạn trước đây không?

Bạn nên trình bày rõ ràng kế hoạch tương lai sau khi hoàn thành khóa học. Hãy chuẩn bị câu trả lời thật tốt và làm rõ các vấn đề như: tại sao bạn lại quan tâm đến ngành này? (vì đam mê, sở thích,…), bạn sẽ làm gì với những kiến thức học được ở Anh?, nếu không liên quan đến ngành học trước thì tại sao bạn lại quyết định chuyển ngành?,…

  1. Bạn có dự định làm việc ở Anh sau khi khóa học kết thúc?

Người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có sẵn sàng quay trở về sau khi học xong hay không. Bạn nên tham khảo kỹ thông tin về chính sách nhập cư của Anh và trình bày thật cẩn thận và rõ ràng. Nếu muốn ở lại Anh, hãy nêu ra những điều kiện mà bạn đáp ứng đầy đủ theo chính sách nhập cư. Còn nếu không, bạn có thể trình bày về kế hoạch trở về nước của mình.

  1. Bạn có kế hoạch gì khi học xong?

Người phỏng vấn muốn biết kế hoạch tương lai của bạn, nhưng sâu xa hơn là muốn kiểm tra liệu bạn có nghiêm túc với ngành học mà mình theo đuổi. Bạn nên thể hiện rõ điều này

“Khi học xong ngành kinh tế, tôi sẽ trở về nước, xin vào làm ở một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và học hỏi kỹ năng thực tế. Tôi muốn mở một công ty riêng nên sẽ tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm. Hiện tôi đang nhắm đến làm việc tại công ty A…”

  1. Bạn dự tính mình sẽ kiếm được bao nhiêu tiền sau khi tốt nghiệp?

Nếu trước đó bạn đề cập đến việc sẽ quay trở về nước thì câu trả lời tốt nhất nên đưa ra con số theo Việt Nam đồng. Đừng đưa ra một con số không thực tế. Hãy nghiên cứu mức lương của ngành đó tại Việt Nam, mức lương của một số du học sinh về nước và tham khảo số tiền mà cựu học sinh trường đại học đó kiếm được và đưa ra con số chính xác dựa trên những số liệu này.

“Khởi đầu của một nhân viên trong ngành kinh tế ở nước tôi thường từ 5 – 7 triệu Việt Nam đồng. Vì tôi muốn lập một công ty riêng nên tôi sẽ cố gắng đẩy mức lương của mình lên khoảng 15 triệu/tháng. Dựa vào khả năng và sự chăm chỉ, tôi tin mức lương còn có thể cao hơn nữa”.

  1. Bạn sẽ ở đâu khi du học tại Anh?

Bạn nên tìm chỗ ở trước khi sang Anh và nhớ chính xác địa chỉ này. Điều đó sẽ chứng tỏ bạn có tìm hiểu và lên kế hoạch cho việc du học. Vì vậy hãy chuẩn bị hoàn tất những việc này trước khi xin visa du học Anh quốc.

Xem thêm:Hồ sơ xin visa du học Anh cần những gì?

  1. Người tài trợ cho việc học của bạn là ai? Họ sẽ tài trợ bao nhiêu?

Họ muốn kiểm tra và xác minh nguồn tài trợ của bạn, vì vậy bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin và khớp với những gì bạn đã chuẩn bị trong hồ sơ. Nếu có giấy chứng minh tài chính thì tốt hơn nên mang theo. Còn nếu bạn được học bổng thì cũng nên xin giấy xác nhận mức học bổng từ tổ chức đó để chứng minh cho người phỏng vấn. Còn nếu bạn du học tự túc, bạn hãy trình bày rõ chức vụ của ba (mẹ) trong cơ quan làm việc, thu nhập hàng tháng, tài khoản ngân hàng,…

  1. Bạn có người thân nào ở Anh không?

Hãy trung thực và khôn khéo khi gặp câu hỏi này. Nếu bạn có người thân ở Anh nhưng khá xa nơi bạn theo học hoặc họ hàng xa, có thể không cần đề cập nhiều về họ. Nếu bạn có họ hàng lưu trú bất hợp pháp hay quá hạn visa ở Anh thì đây sẽ là một bất lợi.

  1. Triển vọng nghề nghiệp của bạn?

Bạn nên trả lời câu này một cách rõ ràng và nhấn mạnh ngành học này có vị thế như thế nào ở Việt Nam. “Tôi chắc chắn rằng với nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh của Việt Nam (có thể đưa ra số liệu phát triển cụ thể), cơ hội sẽ rộng mở cho tôi phát triển công ty của mình. Những kiến thức tôi học được ở Anh chính là chìa khóa cho tôi thành lập và mở rộng công ty và có thể trong tương lai sẽ giúp tôi liên kết với các công ty khác ở Anh hoặc của nước khác”.

Thủ tục xin visa du học Anh và chi phí sinh hoạt tại Anh

Xin cấp visa sinh viên vào UK: Để được cấp một thị thực du học, bạn cần phải chứng minh được bạn đã được một trường hoặc học viện Anh chấp nhận và có khả năng theo được khoá học mà bạn dự định. Bạn cũng cần phải chứng minh được rằng bạn có đủ tiền chi tiêu cho bản thân trong cả khoá học mà không cần phải làm việc. Ngoài tiền học phí, bạn còn cần phải có đủ tiền để chỉ trả cho các chi phí sinh hoạt khác và các chi phí phát sinh, thông thường khoảng 6.000 đến 9.000 bảng Anh một năm. Để giúp Đại Sứ Quán xem xét đơn xin thị thực, bạn cần phải nộp các giấy tờ dưới đây. Cán Bộ Thị Thực có thể sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm những giấy tờ khác trước khi quyết định đơn xin thị thực của bạn. Khi nộp hồ sơ, đề nghị mang theo giấy tờ gốc và một bộ photo.

Bạn phải đảm bảo nộp đúng loại thị thực trước khi nộp đơn, nếu nộp sai loại, đơn xin thị thực của bạn có thể bị từ chối.

  1. Bản khai VAF1 đã được điền hoàn chỉnh + 2 ảnh màu mới chụp cỡ hộ chiếu nền trắng
  2. Hộ chiếu của bạn (có giá trị ít nhất sáu tháng kể từ ngày khoá học mà bạn dự định ở bên Anh kết thúc) và cả những hộ chiếu mà bạn đã từng có
  3. Bảng kết quả học tập mới nhất và những bằng cấp bạn có
  4. Thư chấp nhận của một trường thuộc hệ thống giáo dục Anh trong đó có ghi rõ chi tiết của khoá học và học phí
  5. Giấy tờ tài chính (sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, bằng chứng về việc làm và tài sản của người bảo lãnh tài chính cho bạn) và giấy tờ về nguồn gốc tài chính
  6. Sổ hộ khẩu gia đình
  7. Nếu bạn xin ở lại Anh trên 6 tháng, bạn phải xuất trình giấy chứng nhận sức khoẻ do một trong những tổ chức dưới đây cấp không quá 3 tháng:
  • Phòng khám Quốc Tế SOS Hà Nội, Toà Nhà Trung Tâm, 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Phòng khám Quốc Tế SOS HCMC, 65 Nguyễn Du, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Phòng khám Gia Đình Hà Nội, 298I Kim Mã, Hà Nội
  • Phòng khám Gia Đình HCMC, DiamondPlaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Phòng khám Gia Đình Đà Nẵng, 50-52 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
  1. Lệ phí xét duyệt đơn xin thị thực: 99 bảng Anh, trả tại thời điểm nộp đơn (lệ phí này có thể thay đổi). Nếu bạn nộp đơn tại Tổng Lãnh Sự Quán Thành Phố Hồ Chí Minh, bạn phải trả thêm 80.000 đồng lệ phí chuyển hồ sơ (lệ phí này có thể thay đổi). Xin được lưu ý rằng lệ phí này là cho quá trình xem xét đơn xin và sẽ không được hoàn lại nếu đơn xin thị thực của bạn bị từ chối.

*Chú ý:

  • Khi vào phỏng vấn sinh viên mang theo bản gốc và copy 1 bộ (không cần công chứng).
  • Hiện nay ĐSQ Anh yêu cầu học sinh khám sức khoẻ trước khi đi phỏng vấn. Sinh viên có thể khám tại SOS hoặc Phòng khám gia đình.
  • Lệ phí khám sức khoẻ ở SOS là 70 USD, Phòng khám Gia đình là $65 (có thể đóng bằng tiền VNĐ hoặc USD).
  • Lệ phí visa là 3.564.000 VNĐ, Sứ quán chỉ thu tiền Việt. Học sinh TPHCM phải ra HN để phỏng vấn.

    Mọi thông tin cần tư vấn, Xin vui lòng liên hệ:

    ? Địa chỉ: 468B, Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, Quận 10, HCM
    ? CN HN: Tầng 16, Charmvit Tower, 117  Trần Duy Hưng, Q. Cầu Giấy, HN
    ☎️ Tổng Đài Tư Vấn Du Học: 1900 9007
    ? Hà Nội: (024) 2321 1199
    ? Hồ Chí Minh: (028) 6293 3692
    ? Email:info@seceduvn.com

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tư vấn miễn phí

Gửi thông tin của bạn cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí
Liên hệ tư vấn

Đăng ký tư vấn miễn phí

Gửi thông tin của bạn cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Tin tức

BÍ KÍP DU LỊCH MỘT MÌNH Ở HÀN QUỐC (P2)

07/02/2020

————————————- TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ SEC VP Hồ Chí Minh: Phòng 101 , Tòa Nhà Win Home, 133 – 133G Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5, TP.HCM : 028 2253 1838 : (028) 6293 3692. – 0966.7333.60 ————————————- VP Hà Nội: Tòa nhà Westa,104 Trần Phú , Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội. : 024.6650.7875 hoặc 024.6652.5213 : 086 658 9976 – 0966.733.320 : info@seceduvn.com : https://seceduvn.com/ Facebook: https://www.facebook.com/SEC.VINA/ Trung tâm du học SEC – We make your tomorrow #top10 #tưvấn #duhọcuytín #seoul #hànquốc #duhọchànquốc #visathẳng #hồsơnhanhgọn #chiphíminhbạch #họctiếnghàn #cấptốc #tưvấnduhọchàn #xứsởhànquốc

THÀNH PHỐ SUNCHEON

05/02/2020

  ————————————- TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ SEC VP Hồ Chí Minh: Phòng 101 , Tòa Nhà Win Home, 133 – 133G Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5, TP.HCM : 028 2253 1838 : (028) 6293 3692. – 0966.7333.60 ————————————- VP Hà Nội: Tòa nhà Westa,104 Trần Phú , Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội. : 024.6650.7875 hoặc 024.6652.5213 : 086 658 9976 – 0966.733.320 : info@seceduvn.com : https://seceduvn.com/ Facebook: https://www.facebook.com/SEC.VINA/ Trung tâm du học SEC – We make your tomorrow

Hotline

Hotline

028.6293 3692 - 028.2253 1838

Skype